Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

điều cần làm khi học tiếng nhật


Nếu bạn có một người bạn Nhật thì cũng là một việc tốt, nhưng bạn phải có khả năng giao tiếp ở một mức độ nào đó trước. Nếu không việc gặp gỡ sẽ trở nên một việc rất chán. Dù sao thì việc có bạn người Nhật cũng không phải là thứ giúp bạn giỏi tiếng Nhật vì không phải người Nhật nào cũng hiểu biết về ngôn ngữ. Ngay cả nhiều người trong chúng ta cũng không nắm rõ về tiếng Việt và không giải thích được cho người nước ngoài hiểu. Cá nhân tôi thì thấy là phần lớn mọi người không hiểu biết về ngôn ngữ, nên hầu như không giúp người khác học tiếng nước mình được. Để kiểm nghiệm điều này các bạn có thể thử dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Tôi có thể cá cược là bạn sẽ khá mệt mà người kia không tiến bộ mấy.

Giỏi giao tiếp không đồng nghĩa với giỏi tiếng Nhật

Lý do: Giao tiếp tiếng Nhật đòi hỏi vốn từ vựng không lớn, chỉ cỡ 1000~2000 từ và chỉ một số mẫu câu đơn giản. Bạn chỉ cần có một vốn từ vựng nhỏ, và một số mẫu câu là có thể giao tiếp tốt. Tuy nhiên, kỹ năng quan trọng nhất vẫn là "đọc hiểu" và "viết". Nếu bạn muốn dùng tiếng Nhật để tìm công việc tốt, hay bạn muốn làm việc trực tiếp với Nhật Bản, bạn phải "đọc hiểu" và "viết" tốt. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết về tiếng Nhật và ngôn ngữ, chứ không đòi hỏi bạn phải giao tiếp tốt.

Giao tiếp chỉ dùng trong các tình huống đơn giản hàng ngày. Hãy tưởng tượng bạn phải trình bày một vấn đề phức tạp về kinh doanh, kinh tế hay kỹ thuật? Lúc đó bạn sẽ thấy là sự hiểu biết tiếng Nhật quan trọng hơn việc nói chuyện trôi chảy.

Tôi luôn rơi vào cảnh học trước quên sau?

Việc này xảy ra khi bạn học những nội dung không hữu dụng (ít dùng) hoặc cách học không làm bạn cảm thấy thú vị. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi việc quên là việc rất tốt. Đó là cơ chế của não để giúp chúng ta chỉ nhớ những thứ cần thiết và hữu dụng (thường là những thứ mà khi học chúng ta cảm thấy thú vị). Việc học theo cách không thú vị thì có rất nhiều. Bạn hãy so sánh hai cách sau.

Cách 1:度胸:dám, can đảm, có gan

Cách 2:度胸:dám, can đảm, có gan, ví dụ:お前は度胸のないやつだね!
Mày đúng là thằng nhát gan nhỉ!
度胸があるかい?
Mày có dám không?

Các bạn có thể thấy là cách 2 sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều vì có nhiều thứ để giúp bạn nhớ hơn.

Hoặc là:
Cách 1:
: "đông", phía đông

Cách 2:: "đông", phía đông; gồm có (nhật, mặt trời) và (mộc, cây): mặt trời ló sau cái cây, tức là phía đông

Quy tắc để có thể nhớ: Bạn phải tạo ra một "câu chuyện" thú vị liên quan tới thứ bạn muốn nhớ. Câu chuyện đó có thể chỉ là bạn bịa ra. Tôi nhớ khá nhiều từ tiếng Nhật mặc dù nó không thông dụng, vì tôi bịa ra vô số các quy tắc để nhớ.
Ví dụ: hechima = "mướp" > hễ chị má (đến thì sẽ nấu mướp)

Các bạn có thể thấy nó thật ngớ ngẩn, nhưng đó là cách có thể áp dụng ở mọi nơi và cực kỳ hiệu quả: Từ học từ vựng, học chữ kanji đến học ngữ pháp. (Ví dụ bạn có thể nhớ chữ "trà" gồm có bộ "thảo" - cây cỏ, với hình cái quán trà ở dưới, hay gồm bộ thảo với chữ nhân - người uống trà và chữ "ho" katakana.)

Bạn chỉ không quên khi bạn thực sự hiểu biết về tiếng Nhật.

Làm sao để nghe và nói?

Chỉ có một cách là bạn phải nghe nhiều, bạn phải vượt qua một số giờ nghe nhất định trước khi có thể nắm được các quy luật để nghe hiểu. Làm sao để bạn nghe hiểu tiếng Việt? Chắc chắn là không phải bạn nghe rõ ràng từng từ vì mỗi người nói khác nhau, và nhiều người phát âm không chuẩn. Bạn nghe được vì bạn phán đoán được tình huống, nội dung. Bạn nghe vì bạn nhận ra được nhịp điệu câu mà người ta nói. Điều này cũng đúng với tiếng Nhật. Khi nghe quen thì thậm chí khi chỉ nghe một phần của câu là chúng ta đã có thể phán đoán được nội dung của nó. Khi gặp một người nói khó nghe, ban đầu chúng ta sẽ không nghe được gì, nhưng sau khi quen thì chúng ta nghe được rất tốt vì chúng ta có thể phán đoán được.

Nghe không phải là kỹ năng tai bạn bắt được mọi từ bạn nghe, mà nó là kỹ năng bạn bắt được một số âm thanh, nhịp điệu, phán đoán từ hoàn cảnh và chủ đề.

Và cách để luyện nghe là: Nghe nhiều và học cách phán đoán. Đừng nghe những nội dung mà bạn không thể phán đoán là nó đang nói về cái gì. Hãy nghe những nội dung có phát âm chuẩn, dễ hiểu và có thể phán đoán được.

Còn nói là kỹ năng mà bạn nên học sau kỹ năng nghe. Khi bạn nghe tốt thì việc nói tốt không còn là vấn đề khó.
CHÚC CÁC BẠN HỌC TẬP THẬT TỐT!
                                                                        nguồn: Trung Tâm Nhật Ngữ Sofl


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét